Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích "cánh cổng địa ngục" ở Thổ Nhĩ Kỳ

Các nhà khảo cổ học Ý vừa tuyên bố đã phát hiện cái gọi là "cổng địa ngục" của Pluto trong đống Biên dịch phế tích tại miền tây nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu bạn đã xem "Hercules" của Disney hay "Posey Jackson và kẻ cắp tia chớp", bạn chắc chắn sẽ biết tên của một vị thần, đó là Hades - là con trưởng của Cronus và Rhea, và là anh của Zeus và Poseidon, đồng thời cũng là vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích cánh cổng địa ngục ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.

Khám phá này là một bất ngờ lớn trong giới khảo cổ học bởi cuộc khai quật này bắt đầu vào mùa xuân năm 2012 với mục đích bạn đầu hoàn toàn khác và không hề có liên quan gì tới "cánh cổng địa ngục". Nhiệm vụ ban đầu của nhóm khảo cổ người Ý ở De Andrea, Hierapolis là tìm kiếm phần còn lại của một ngôi đền gắn liền với suối nước nóng.

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích cánh cổng địa ngục ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 2.

Nhà địa lý học người Hy Lạp Strabo (64-63 trước Công nguyên (CN) đến khoảng năm 24) đã từng mô tả về cánh cổng địa ngục: “Nơi này chứa đầy một dạng khí đậm đặc đến nỗi khó thấy được mặt đất. Bất cứ con thú nào đi qua cánh cổng đó đều chết bất đắc kỳ tử”.

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích cánh cổng địa ngục ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 3.

Trong quá trình tìm kiếm phần còn lại của một ngôi đền gắn liền với suối nước nóng, nhóm khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của một ngôi đền ở đây. Tòa nhà hình tròn này, ban đầu được bao quanh bởi các cột và rất có thể là một phần của ngôi đền dành riêng cho các vị thần cai trị suối nước nóng.

Khi nghiên cứu kỹ hơn về bản đồ mạng lưới đường ống ngầm của thành phố cổ, nhà nghiên cứu De Andrea nhận ra rằng hầu hết các đường ống dẫn đều tập trung hướng đến khu vực mà họ đang khai quật. Bởi vậy ông luôn tin rằng khu vực này chính là phần còn lại của ngôi đền mà họ đang tìm kiếm.

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích cánh cổng địa ngục ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 4.

Các nhà khảo cổ ban đầu dự kiến ​​sẽ tìm thấy nền tảng của một tòa nhà hoặc tàn tích của một nhà tắm công cộng có hình tròn, nhưng khi khai quật, những bậc đá bắt đầu hiện ra và có vẻ như nó giống với tàn tích của một nhà hát công cộng chứ không phải ngôi đền hay nhà tắm công cộng mà họ phỏng đoán ban đầu.

Và câu hỏi được đặt ra, tại sau những đường ống lại dẫn về khu vực của nhà hát nhỏ này và điều đó đã trở thành một bí ẩn thực sự.

Vì vậy, De Andrea bắt đầu nghiên cứu mô tả về thành phố Hierapolis trong những cuốn sách cổ để tìm ra manh mối để giải quyết bí ẩn. Các học giả vĩ đại trong quá khứ đến thăm khu vực suối nước nóng này và để lại rất nhiều thông tin, như học giả Hy Lạp cổ đại Strabo trong cuốn sách "Địa lý" trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.

Trong đó ông đề cập đến suối nước nóng và ghi lại rằng ngoài đặc tính chữa bệnh của nó, nó còn được các thợ dệt yêu thích và thường được sử dụng để giặt len. 

Ngoài ra, ông còn mô tả đến "cánh cổng địa ngục", nhưng chính xác thì cổng địa ngục là gì? Trên thực tế, nó là một cánh cổng để đi đến thế giới bên kia và được cai quản bởi thần Hades - vị thần địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.

Nói chính xác, đó là một trong những cánh cổng của "thế giới ngầm", bởi vì trong thời kỳ Hy Lạp - La Mã có nhiều hơn một cánh cổng địa ngục và hai trong số đó ngày nay đã được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Strabo chỉ ra rằng lối vào Cổng địa ngục đủ rộng để cho phép một người trưởng thành đi qua một cách dễ dàng và sau đó dẫn đến một hang động "khá sâu".

Theo Strabo, lối vào hang nằm bên trong bức tường của một khu vực có hình dạng giống với hồ bơi hình chữ nhật với những bậc đá được xây dựng xung quanh hồ bơi. Cánh cổng địa ngục trông giống như một điểm thu hút khách du lịch trong thời kỳ đó: mọi người chen chúc ở đó để xem hiến tế động vật.

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích cánh cổng địa ngục ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 5.

Mô tả của Strabo về cánh cổng địa ngục còn đề cập đến những loại khí độc chết người này. Đặc biệt, ông chỉ ra rằng khí độc rò rỉ từ cổng địa ngục, và sương mù hình thành thậm chí có thể bao phủ cả mặt đất. Và ông đã tận mắt nhìn thấy một con chim bị ném xuống hố và ngay lập tức rơi xuống đất.

De Andrea quyết định tiếp tục tìm bằng chứng mới từ các ghi chép cổ xưa, trong khi đó các thành viên của nhóm khảo cổ vẫn tiếp tục quá trình khai quật khu vực được cho là nhà hát công cộng được tìm thấy trước đó.

Vài ngày sau, De Andrea tới khu vực khai quật ra cảm thấy rất bất ngờ khi xung quanh đó có đầy xác của bọ cánh cứng, bướm và chim chết. Và hung thủ lại chính là khí carbon dioxide phát ra từ khu vực xung quanh đó.

Ngay lúc đó De Andrea đã nghĩ ngay tới mô tả của Strabo và cho rằng đây chính là một phát hiện lớn về cánh cổng địa ngục. May mắn thay, những khí này không gây ra mối đe dọa cho các nhà nghiên cứu tiếp tục khai quật.

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích cánh cổng địa ngục ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 6.

Theo các nhà khoa học, rất nhiều loài vật bay ngang qua đã tử vong vì hít phải khí mephitic hay khí độc carbon dioxide gây chết người. Không những thế, những thầy tu tới đây hành lễ cũng nhiễm khí độc do sử dụng "nước thánh" từ hồ bên ngoài và ngủ lại “vùng đất thiêng” nên họ thường có những giấc mơ kỳ quái được cho là lời tiên tri của thần linh. Nhưng thực chất, đó chỉ là ảo giác do khí độc từ những mạch nước ngầm tạo nên mà thôi.

Khi tiến hành cách hoạt động khai quật về sau thì những bức tường đá cũng bắt đầu hiện ra và tất cả đều đúng với mô tả của Strabo, đó là một khu vực giống như một hồ bơi hình chữ nhật được bao quanh bởi các bậc đá.

Cuối cùng, một dấu hiệu được đánh dấu là "Cổng địa ngục" đã được phát hiện với dòng chữ "Diêm vương và Collet" được khắc trên một tảng đá và có lẽ đây thực sự là lối vào của cánh cổng địa ngục.

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích cánh cổng địa ngục ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 7.

Vào năm 2013, trong khi tiến hành các cuộc khai quật khảo cổ khác, De Andrea đã có bằng chứng mới đáng kinh ngạc: nhóm của ông đã đào hai bức tượng trước cổng địa ngục.

Đầu tiên là một con rắn cuộn: trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, con rắn đại diện cho thế giới dưới lòng đất. Cái thứ hai là con chó ba đầu Sierrabos, người bảo vệ cổng địa ngục để ngăn chặn lũ xác sống trốn thoát. Bằng chứng này xóa sạch những nghi ngờ trước đó và khẳng định đây chính xác là một "Cổng địa ngục" trong thần thoại Hy Lạp.

Nhà nghiên cứu D'Andria cho biết, "Các bức tượng này trông khá đáng sợ, chúng đại diện cho hai sinh vật thần thoại - một mô tả con rắn, biểu tượng của thế giới ngầm và Kerberos (hay Cerberus) - con chó săn ba đầu ở địa ngục trong thần thoại Hy Lạp".

Ông nói thêm: "Các bức tượng này trông rất đáng sợ, con rắn với vẻ mặt dữ dằn, đe dọa bất cứ ai cố gắng tiếp cận nó; trong khi Kerberos với 3 đầu luôn đứng trước cổng canh chừng, không bỏ sót bất cứ hành động nhỏ nào".

Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích cánh cổng địa ngục ở Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 8.

Nhà nghiên cứu D'Andria nói rằng, "Với những phát hiện mới này, chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra lời giải thật sự cho cổng Địa ngục và tái tạo lại để công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng trong tương lai gần".

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học

Loài cua xanh vốn là một loài xâm lược đang xâm chiếm hệ sinh thái trải dài từ Nova Scotia (Canada) đến California (Mỹ), nhưng các nhà khoa học vừa tìm được một lợi ích bất ngờ từ loài vật có hại này, đó chính là nguồn nguyên liệu để làm nhựa phân huỷ sinh học.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 1.

Các nhà khoa học từ Canada có kế hoạch nghiền nát vỏ cua, làm sạch và chiết xuất chitin polymer siêu mạnh. Chitin, được tìm thấy trong vỏ giáp xác và côn trùng, có thể được sử dụng để tạo ra một loại nhựa sinh học tự thoái hóa. Dự án này như “một mũi tên giết hai con nhạn": giảm số lượng các loài xâm lấn và tạo ra một sự thay thế cho nhựa.

Nhà hóa học Audrey Moore của Đại học McGill đang điều hành dự án này, hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik của Nova Scotia để chế tạo cốc và các loại dụng cụ nhựa từ bầy cua xanh. 

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 2.

Hợp tác với Kejimkujik là một thách thức lớn”, ông Moore Moore nói. “Chúng tôi phải ra khỏi phòng thí nghiệm và vào thế giới thực để xem điều này có thực sự hiệu quả không.”

Đây không phải là lần đầu tiên một điều như thế này đã được đề xuất. Các phòng thí nghiệm từ Scotland đến California đang thực hiện các dự án tương tự, tất cả đều hy vọng khai thác chitin để làm nhựa. Tuy nhiên, đi từ vỏ cua đến dao nĩa là một nhiệm vụ không hề đơn giản. 

Trong nhiều phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng các hóa chất độc hại như axit hydrochloric để tinh chế chitin, sau đó thêm nhiều hóa chất để biến chitin thành chitosan, nguyên liệu có thể được sử dụng để sản xuất nhựa. Mặc dù sạch hơn so với sản xuất nhựa từ các sản phẩm dầu mỏ, quá trình này tạo ra rất nhiều nước thải bị ô nhiễm không tốt cho môi trường.

Phòng thí nghiệm của Moore chuyên về hóa học xanh và đang thử một Biên dịch cách tiếp cận mới. Thay vì hòa tan vỏ cua trong axit, Moore trộn lớp vỏ nghiền nát với một loại bột khác, cần ít nước hơn và tạo ra chất thải ít hơn nhiều. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Green Chemistry vào tháng 3 năm 2019.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 3.

“Khi nghĩ về hóa học, bạn thường nghĩ về việc trộn chất lỏng. Nhưng chúng tôi nhận ra rằng bạn có thể làm rất nhiều phản ứng hóa học tốt trong giai đoạn rắn”.

Tất nhiên, đây vẫn chỉ là khởi đầu. Moore phải kiểm tra để đảm bảo rằng loại nhựa mới này thực sự có thể phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Cô cũng muốn mở rộng quy mô sản xuất, sẽ cần nhiều cua hơn. May mắn thay, không thiếu cua xanh và các nhà bảo tồn trên khắp Canada muốn chúng biến mất. Lô cua đầu tiên sẽ được chuyển đến McGill vào mùa xuân này. Cuối cùng, Moore hy vọng sẽ xây dựng một cơ sở nhỏ để nghiền nát cua tại chỗ, giúp việc vận chuyển số lượng cao trở lại phòng thí nghiệm của cô dễ dàng hơn.

Ở Kejimkujik, cua xanh đã làm suy giảm quần thể cỏ lươn (eelgrass) và ngao từ những năm 1980. Cỏ có vẻ như là một mục tiêu bảo tồn không quan trọng, nhưng hệ sinh thái cỏ biển là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới. Cỏ lươn giúp ổn định, di chuyển trầm tích của đáy đại dương và cung cấp oxy, môi trường sống cho nhiều sinh vật biển, bao gồm cả cá con. Chúng là nơi kiếm ăn quan trọng của nhiều loài chim di cư và cung cấp bề mặt cho tảo phát triển.

Từ loài gây hại, các nhà khoa học đang có ý định dùng cua xanh để làm nhựa sinh học - Ảnh 4.

Không chỉ vậy, cua xanh còn phá hoại bất cứ nơi nào chúng đi qua. Quần thể của chúng bùng nổ, vượt trội hoặc sẽ ăn động vật không xương sống bản địa. Khi biến đổi khí hậu làm ấm vùng biển của chúng ta, các loài xâm lấn như cua xanh đang trở nên phổ biến hơn, xâm nhập vào nhiều hệ sinh thái hơn.

Điều này làm nghiêm trọng hơn cho một vấn đề nghiêm trọng khác: cứ sau một phút, chúng ta lại đổ một chiếc xe chở nhựa rác vào đại dương. Thứ nhựa đó bị vướng vào ruột của chim biển và rùa, quấn quanh cổ cá heo, hay khiến những đàn cá nghẹt thở. Hơn nữa, nhựa các hóa chất độc hại có thể gây độc cho nhiều sinh vật biển.

Nhựa sinh học từ lâu đã được quảng cáo là một giải pháp tiềm năng cho cuộc khủng hoảng này, nhưng phòng thí nghiệm Moore đưa khoa học tiến một bước gần hơn với thực tế, chứng minh rằng chúng ta có thể tạo ra nhựa theo cách sạch hơn, xanh hơn.

Tham khảo: Motherboard

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

22-02-2020 - 08:15 AM Tài chính quốc tế

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

Vì sự bùng phát của virus corona khiến một loạt nhà máy phải đóng cửa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ chịu cú shock mạnh hơn nữa khi tăng trưởng vốn đã đã trì trệ. Dường như, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng phải chịu áp lực khi đáp ứng những mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Trong một bài phát biểu gần đây, ông Tập cho biết: "Hiện tại, chúng ta vẫn phải đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và xã hội năm nay." Trong khi đó, năm ngoái, Trung Quốc đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm chạp nhất trong 3 thập kỷ. Theo ông Tập, nhiệm vụ đạt được mục tiêu phải được thực hiện tốt. Cùng với đó, ông gửi lời nhắn đến các tỉnh - những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, cần phải cần bằng mọi hành động: kiểm soát dịch bệnh, nhưng phải đảm bảo hoàn thành mục tiêu cải cách và phát triển.

Hãng nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định, chính phủ Trung Quốc có thể đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế nếu dịch bệnh không được khống chế. Trong bản báo cáo công bố hồi tuần trước, EIU cho biết thái độ giận dữ của công chúng có thể khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn, nếu dịch bệnh không thể được kiểm soát vào cuối tháng 3.

EIU cho rằng hậu quả đối với nền kinh tế Trung Quốc khi mọi hoạt động sản xuất ngừng hoạt động có thể trở nên rõ ràng vào thời điểm đó. Công ty này viết trong bản báo cáo: "Khi đó, chính quyền trung ương sẽ không thể đổ lỗi cho giới chức địa phương, vì họ đã chỉ đạo xử lý khủng hoảng do dịch bệnh trong hơn 2 tháng."

Đầu tháng này, hơn một nửa các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc đều phải kéo dài thời gian phong toả để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. Năm ngoái, hoạt động sản xuất ở những khu vực này chiếm tới 80% GDP và 90% xuất khẩu của quốc gia này. Sự gián đoạn diễn ra ở "nhà máy của cả thế giới" đã ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các công ty vẫn phải đối phó với hậu quả của Covid-19.

Dù nỗ lực để tái vận hành mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất, khi các nhà máy mở cửa và người lao động đi làm trở lại, nhưng quá trình này diễn ra vẫn rất chậm chạp. Công nhân trở lại làm việc cần tuân theo quy định kiểm tra gắt gao, do đó các nhà máy vẫn hoạt động với công suất hạn chế.

EIU viết: "Nhiều công ty nhỏ cho biết rằng họ không thể tồn tại qua quý I năm nay, khi ở trong môi trường kinh doanh hiện tại. Bên cạnh khủng hoảng về chăm sóc sức khoẻ, giới chức còn phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh tế, khi thu nhập và việc làm sụt giảm."

Hôm thứ Hai, Larry Hu - một nhà kinh tế của Macquarie đưa ra nhận định rằng khá bất ngờ khi Trung Quốc vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm nay. Hu cho biết: "Trong bối cảnh virus corona lây lan, tôi thấy ngạc nhiên một chút, tại sao các nhà hoạch định chính sách không muốn sửa đổi mục tiêu cho năm nay. Có thể họ dự đoán rằng tốc độ phục hồi lần này sẽ mạnh hơn khi dịch SARS diễn ra. Dẫu sao, với bài phát biểu của ông Tập, thì giới chức vẫn phải bám sát mục tiêu ban đầu."

Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều nhà phân tích đã hạ dự đoán mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc. Năm 2019, tăng trưởng GDP của nước này đạt 6,1%, trong khi năm 2018 là 6,6%. Trước khi virus lây lan, các nhà phân tích ước tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ thấp hơn mức 6%. Tuy nhiên, đầu tháng này, họ tiếp tục hạ dự báo, có thể sẽ nằm trong khoảng 4,9% đến 5,6%.

Theo Reuters, hồi đầu tháng này, ông Tập đã cảnh báo các quan chức rằng một số biện pháp phong toả, kiểm soát dịch bệnh đã đi quá xa, gây tổn hại đến nền kinh tế. Ngoài ra, ông cũng cho biết việc này khiến người dân lo ngại và không khuyến khích họ đưa ra những biện pháp mạnh hơn.

Trong vài tuần qua, Trung Quốc tung ra những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó có động thái bơm hàng tỷ CNY cho các ngân hàng, giảm nợ xấu và hạ lãi suất cho vay. Hu nhận định: "Ở thời điểm này, những lựa chọn chính sách khả thi là giảm lãi suất và nới lỏng chính sách đối với các công ty và khu vực bị ảnh hưởng."

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn  - Ảnh 2.

Giang Ng

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Samsung Electronics bổ nhiệm Chủ tịch mới sau khi Chủ tịch cũ bị bắt vì phá hoại công đoàn

Samsung Electronics bổ nhiệm Chủ tịch mới sau khi Chủ tịch cũ bị bắt vì phá hoại công đoàn - Ảnh 1.

Ông Bahk Jae Wan. Ảnh: Reuters

Hôm Biên dịch 21/2, Samsung Electronics thông báo cựu Bộ trưởng Tài chính Bahk Jae Wan sẽ thay thế ông Lee Sang Hoon, người  đi tù  hồi cuối năm 2019 vì phá hoại hoạt động công đoàn, làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực ngay lập tức trong bối cảnh người thừa kế tập đoàn, ông Lee Jae Yong và các cựu giám đốc khác đối mặt với phiên xét xử vì dính líu tới bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống bị phế truất Park Geun Hye.

Samsung cho biết ông Bahk, 65 tuổi, có vai trò Giám đốc không điều hành tại công ty từ tháng 3/2016 và có hiểu biết sâu rộng về công ty cũng như Ban quản trị. Ông Bahk có kinh nghiệm phong phú về quản trị và được kỳ vọng sẽ dẫn dắt các quyết định chiến lược của Ban quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Samsung không tham gia vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà có mặt trong các cuộc họp để đánh giá, phê chuẩn quyết định kinh doanh lớn, trong đó có kế hoạch đầu tư. Samsung dự định tổ chức cuộc họp chung thường niên vào ngày 18/3.

Báo Hàn Quốc: "Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ"

Mới đây, FIFA đã công bố bảng xếp hạng tháng 1/2020 với khá ít sự thay đổi do không có nhiều trận đấu ở cấp độ ĐTQG diễn ra trong thời gian qua. Ở châu Á, Trung Quốc vẫn là đội bóng ở nhóm đầu với vị trí thuộc top 9 (hạng 76 thế giới). Tuy nhiên, những thành tích thất vọng ở vòng loại World Cup 2022 của ĐTQG và nhiều giải đấu ở cấp độ trẻ khác khiến CĐV Trung Quốc vẫn không có nhiều niềm tin với bóng đá nước nhà.

"Ngay cả khi lọt được vào top 50 thế giới đi chăng nữa thì có ý nghĩa gì chứ. Bảng xếp hạng này chẳng phải chìa khóa để giúp tuyển Trung Quốc thắng trận" , một người hâm mộ để lại bình luận trên bài viết của Sina Sport.

"Có lẽ Trung Quốc đứng hạng 11 châu Á thì hợp lý hơn. Ít nhất thì ở nhóm dưới cũng thấy Syria và Uzbekistan giỏi hơn Trung Quốc" , một CĐV khác đưa ra ý kiến.

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 1.

Bóng đá Trung Quốc vẫn đang ở trong hoàn cảnh khủng hoảng niềm tin khi ĐTQG chơi thất vọng ở vòng loại World Cup, đội U23 thất bại tại giải U23 châu Á 2020, trong khi đội U19 thậm chí còn không vượt qua được vòng loại giải châu lục.

Trong khi đó, cách đây ít ngày tờ Newspim của Hàn Quốc cũng có bài viết về bóng đá Trung Quốc, nơi chưa có được vị thế tương xứng với số tiền khổng lồ được đầu tư.

Đặc biệt, tờ báo Hàn Quốc nhắc đến Việt Nam như một ví dụ để cho thấy sự vươn lên của những nền bóng đá không quá mạnh về tiềm lực tài chính, miễn là có kế hoạch phù hợp với tiềm năng của mình.

"Trung Quốc là một quốc gia lớn với dân số cả tỷ người. Nền thể thao của họ rất mạnh, với nhiều môn dẫn đầu châu Á như bóng bàn, bóng rổ… Tuy nhiên trong bóng đá, mọi thứ dường như không thuận lợi với người Trung Quốc" , tờ Newspim mở đầu bài viết.

"Họ có nguồn lực rất lớn, thế nhưng bóng đá Trung Quốc vẫn chưa thể thức dậy. Nhìn sang hàng xóm thì có lẽ họ sẽ phải cảm thấy lo sợ sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam.

Thực ra ngay ở trận đấu giữa U22 Trung Quốc và U22 Việt Nam hồi năm ngoái, mọi việc đã được thể hiện phần nào khi HLV Park Hang-seo không gặp nhiều khó khăn để đánh bại đội bóng của HLV Guus Hiddink".

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 2.

Tờ báo Hàn Quốc tiếp tục phân tích: "Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đó, nhưng có thể thấy sự hài hòa đang là điều mà bóng đá Trung Quốc không có được. Bóng đá là môn thể thao tập thể, nhiều vị trí kết hợp với nhau để tạo ra một đội bóng mạnh. Và việc định hướng chơi ở vị trí nào cho mỗi cầu thủ từ bước đào tạo là rất quan trọng.

Tiền vệ là cầu thủ kết nối giữa phòng ngự và tấn công, phải xoay sở ở khắp mặt sân trong suốt 90 phút. Anh ta cần có sức bền như một VĐV marathon. Các tiền đạo thì cần khả năng tì đè tốt để không bị đối phương lấn lướt; còn hộ công thì chơi rộng và cần linh hoạt trong việc di chuyển, có tốc độ tốt xâm nhập vòng cấm. 

Nói chung, mỗi vị trí trên sân cần một điểm mạnh riêng. Ngoài định hướng từ nhỏ, việc đào tạo, chăm sóc y tế để cầu thủ có được khả năng cần thiết cho vị trí thi đấu của mình cũng là điều quan trọng không kém.

Nhìn vào các đội bóng của Hàn Quốc, ngay cả bóng đá học đường cũng đang làm tốt việc này, khi HLV nhìn ra vị trí phù hợp với cầu thủ, chứ không phải cứ to cao thì đá tiền đạo, chạy nhanh thì dạt biên. Trình độ các HLV của chúng ta đã tăng lên rất nhiều.

Trong khi đó, ĐT Trung Quốc thường có những cầu thủ chơi ở vị trí không phù hợp với đặc điểm thể chất của họ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng kỹ năng và có thể tăng nguy cơ chấn thương".

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 3.

Hiddink hay Capello đều là những HLV nổi tiếng thế giới, tuy nhiên họ vẫn thất bại và rời Trung Quốc với nhiều thất vọng.

Tiếp tục câu chuyện về việc cần tạo ra nền tảng tốt thì mới có thể thành công trong bóng đá, cây viết của tờ Newspim lại nhắc đến trường hợp của HLV Guus Hiddink.

"Hiddink đã đưa ĐT Hàn Quốc vào đến bán kết World Cup 2002. Park Ji-sung, Song Jong-guk, Kim Nam-il và Lee Young-pyo là những cầu thủ góp công lớn để tạo ra phép màu đó, nhưng cũng đừng quên họ đều là những tài nguyên đã được HLV người Hàn Quốc Huh Jung-moo phát hiện và đào tạo từ trước. Đó chính là cơ sở để Hiddink đạt được thành công.

Còn khi Hiddink đến làm việc ở Trung Quốc, mọi việc đã rất khác. Ông ấy không tạo ra được dấu ấn nào và đã phải rời đi. "Phép thuật" của Hiddink tại World Cup 2002 trên thực tế được tạo ra bởi nền tảng đã được gây dựng từ trước của bóng đá Hàn Quốc. Không có nền tảng, chúng ta không thể tạo nên điều gì cả" , tờ báo Hàn Quốc kết lại.

Báo Hàn Quốc: Sự bám đuổi của bóng đá Việt Nam là điều khiến Trung Quốc lo sợ - Ảnh 4.